Máy sấy khí hoạt động tốn gas có thể do đường ống dẫn gas đã bị rò rỉ. Thế nên, để khắc phục tình trạng trên, bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, thiết bị chuyên dụng và hàn lại vị trí gas bị rò rỉ.
Quạt giải nhiệt không hoạt động có thể do quạt đã bị quá tải do phải vận hành liên tục trong thời gian dài. Vì thế, người dùng cần tắt máy khoảng 15 phút, sau đó khởi động lại thiết bị. Trong trường hợp quạt giải nhiệt vẫn không thể hoạt động, bạn nên thay thế quạt giải nhiệt mới cho máy.
Trong một vài trường hợp, quạt giải nhiệt không hoạt động do người dùng chưa cung cấp nguồn điện cho máy. Người dùng nên kiểm tra lại hệ thống điện xem có ổn định hay không, sau đó cắm phích cắm vào ổ điện và khởi động máy.
Nếu người dùng thường xuyên vận hành máy liên tục với cường độ cao, máy sẽ gặp tình trạng quá tải (có mùi khét, bỗng dưng bị tắt,...). Lúc này, người dùng cần để máy nghỉ khoảng 20 phút rồi khởi động lại máy và tiếp tục làm việc.
Ngoài ra, việc sử dụng máy sấy khí cũ cũng có thể là nguyên nhân khiến máy hoạt động chập chờn. Do đó, bạn có thể thay máy sấy khí mới cho hệ thống hoặc tìm hiểu, cân nhắc mua máy sấy khí cũ ở những địa điểm uy tín (nếu điều kiện kinh tế còn hạn hẹp).
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nguyên nhân khiến máy sấy khí không thể hoạt động thường do các lỗi sau:
Máy chưa được cấp điện: Bạn cần kiểm tra đường dây điện xem có bị đứt/hở hay không, sau đó cắm phích cắm vào ổ điện và khởi động máy
Điện áp cung cấp không phù hợp: Mỗi model sẽ có từng yêu cầu riêng về nguồn điện, do đó người dùng cần tuân thủ đúng như yêu cầu mà nhà sản xuất đã khuyến cáo.
Rơ le nhiệt độ bị hỏng có thể do lỗi từ nhà sản xuất hoặc bộ phận đã quá cũ, không còn khả năng hoạt động. Vì thế, bạn nên tiến hành thay thế rơ le nhiệt độ mới cho máy; đảm bảo nguồn khí nén bên trong và nhiệt độ của máy luôn được duy trì ở mức cho phép.
Tương tự như rơ le nhiệt độ, rơ le áp suất bị hỏng có thể do lỗi từ nhà sản xuất hoặc bộ phận đã quá cũ, không còn khả năng hoạt động. Do đó, tốt nhất bạn nên thay thế rơ le áp suất mới cho máy để thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.
Khi sửa chữa máy sấy khí, người dùng nên tắt hẳn thiết bị trước khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế phụ kiện.
Khu vực lắp đặt hệ thống sấy khí cần bằng phẳng, rộng rãi, thoáng mát và không chứa nhiều tạp chất như kiềm, axit,...
Nên có những biện pháp khắc phục, xử lý triệt để các loại động vật gặm nhấm đường ống (ví dụ như: bọc lưới inox xung quanh đường ống dẫn, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp khu vực để máy, sử dụng thuốc diệt chuột...)
Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa máy sấy khí nhanh chóng, hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào khác về máy sấy khí nén, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp hotline của Beta Solution để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.